Đau nhức răng về đêm có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Rất nhiều trường hợp bị đau nhức răng về đêm, thậm chí cơn đau còn dữ dội hơn so với ban ngày. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là bệnh lý hoặc một số thói quen trong sinh hoạt. Nếu không có biện pháp điều trị, tình trạng đau nhức gia tăng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Đau nhức răng về đêm do đâu? Biểu hiện của bệnh gì?

Có nhiều trường hợp không chỉ bị đau răng vào ban ngày mà cơn đau còn trở nên dữ dội hơn vào ban đêm. Theo các chuyên gia, tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh cần nắm được nguyên nhân sau đó áp dụng các cách điều trị phù hợp tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt răng vào ban đêm gồm:

Đêm bị đau răng do răng sâu 

Sâu răng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức răng ban đêm thường gặp nhất. Bệnh lý này hình thành do mảng bám trên răng tích tụ lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Sau đó vi khuẩn này ăn mòn men răng tạo thành các lỗ sâu tối màu trên thân răng.

Đau nhức răng về đêm có thể do vi khuẩn tấn công qua vị trí sứt mẻ trên răng
Đau nhức răng về đêm có thể do vi khuẩn tấn công qua vị trí sứt mẻ trên răng

Ở giai đoạn đầu, bệnh lý không có dấu hiệu nhận biết và chưa gây đau nhức. Tuy nhiên, sau một thời gian ổ sâu phát triển và ăn vào trong tủy răng thì dấu hiệu nhận biết trở nên rõ ràng hơn. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác sưng đau vùng chân răng cả vào ban ngày và ban đêm.

Do vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về răng miệng. Vì răng miệng không sạch, mảng bám trên răng tích tụ lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Từ đó khởi phát rất nhiều bệnh lý nha khoa và gây ra cảm giác răng đau nhức, khó chịu.

Răng sứt mẻ gây đau nhức răng vào ban đêm

Một số trường hợp bị sứt mẻ răng do gặp chấn thương về răng khi bị tai nạn hoặc cắn phải đồ cứng. Khi đó, răng có thể bị nứt, sứt mẻ hoặc vỡ ra gây mất thẩm mỹ. Trường hợp nặng hơn có thể làm giảm chức năng ăn nhai của hàm răng.

Răng bị sứt mẻ sẽ khiến phần ngà và tủy răng bị lộ ra ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây viêm tủy răng. Từ đó, dẫn đến các cơn đau nhức răng về đêm.

Đau răng do viêm tủy răng

Tại sao đau răng về đêm? Đau răng về đêm có thể do bệnh viêm tủy răng gây ra. Bệnh lý này hình thành do vi khuẩn xâm nhập qua các lỗ sâu hoặc vết nứt mẻ trên răng. Viêm tủy răng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí làm mất răng.

Tình trạng viêm tủy răng
Tình trạng viêm tủy răng

Đau răng do viêm nướu răng 

Viêm nướu răng cũng là một trong những bệnh lý phổ biến gây ra cơn đau nhức răng khi ngủ. Bởi bệnh lý này có thể sẽ khiến cho răng bị tụt lợi, chảy máu, sưng mủ nướu,… Các triệu chứng bệnh này gây ra cảm giác đau nhức khó chịu khi ăn nhai, thậm chí còn gây đau nhiều về ban đêm.

Đau răng nhiều về đêm do viêm xoang cấp tính

Theo giải phẫu, nằm ngay bên dưới của xoang là rãnh vòm miệng lớn và lỗ ống răng cửa. Chính vì vậy, nếu bị xoang cấp tính cũng có thể ảnh hưởng đến khoang miệng và gây đau răng. Trường hợp này nếu điều trị dứt điểm tình trạng viêm xoang thì triệu chứng đau nhức cũng khỏi hoàn toàn.

Đau răng ban đêm do mọc răng khôn

Đối với người từ 18 đến 25 tuổi, đau nhức răng ban đêm có thể do mọc răng khôn gây ra. Ngoài đau nhức, trường hợp đau răng vào ban đêm do mọc răng khôn còn kèm theo dấu hiệu nướu bị sưng đỏ và có thể gây sốt nhẹ vài ngày. Đặc biệt nếu răng khôn mọc lệch đâm vào răng số 7 bên cạnh càng khiến cho triệu chứng đau răng gia tăng.

Đau nhức răng vào đêm gây ảnh hưởng như thế nào?

Đau buốt răng về đêm không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn gây ra một số hệ lụy như:

  • Mất ngủ kéo dài: Đau răng khiến người bệnh trằn trọc, không ngủ đủ giấc. Tình trạng đau kéo dài nhiều ngày khiến tình trạng mất ngủ cũng xuất hiện thường xuyên. Từ đó làm cơ thể mệt mỏi, mất tập trung và không đảm bảo sức khỏe trong công việc.
  • Nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm: Nếu nguyên nhân gây đau răng do bệnh lý có thể diễn tiến nặng hơn và gây ra tình trạng sâu răng nặng, viêm lợi mủ, viêm chân răng, áp xe răng hay hoại tử chân răng,… 
  • Mất răng, tiêu xương hàm: Trường hợp mắc bệnh lý răng miệng nặng, có thể khiến tủy răng và xương hàm bị tiêu đi. Khi đó răng không còn đảm bảo chức năng ăn nhai nữa mà gây ra nhiều cơn đau đớn, khó chịu.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể: Vi khuẩn gây đau nhức răng có thể lây lan xuống thực quản, dạ dày và gây nên một số bệnh lý toàn thân khác. Các bệnh lý này rất nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến ung thư và nặng hơn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Nhức răng vào ban đêm kéo dài có thể gây ra các hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh. Chính vì vậy, việc phát hiện và áp dụng các biện pháp điều trị bệnh sớm là rất cần thiết. 

Đau răng vào ban đêm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ
Đau răng vào ban đêm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ

Cách trị đau nhức răng về đêm hiệu quả

Khi có dấu hiệu đau răng khó chịu vào ban đêm, người bệnh có thể áp dụng một số cách trị đau răng về đêm cực kỳ hiệu quả dưới đây:

Cách giảm đau nhức răng về đêm tại nhà

Khi có dấu hiệu đau nhức răng, đặc biệt là vào ban đêm bệnh nhân có thể áp dụng các mẹo giảm triệu chứng bệnh tại nhà. Tuy nhiên, các cách này không có tác dụng mạnh nên kiên trì thực hiện mới mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Chú ý vệ sinh răng miệng 

Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách cũng có hiệu quả giảm cơn đau răng vào ban đêm nhanh chóng. Khi có dấu hiệu bệnh, bạn cần thực hiện đánh răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có thành phần an toàn. Nên chải răng 1 lần vào trước khi ngủ để loại bỏ vi khuẩn gây đau răng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Ngoài đánh răng, bệnh nhân cần dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ thức ăn, mảng bám trên răng. Khi răng miệng được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn giảm đi, các triệu chứng bệnh lý nha khoa cũng không diễn tiến nặng gây ra các cơn đau nhức khó chịu nữa. Tuy nhiên, vệ sinh chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, muốn trị tận gốc bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị khác.

Kê cao đầu khi ngủ

Khi ngủ không đúng tư thế hoặc gối quá thấp cũng khiến tình trạng đau nhức răng gia tăng nặng hơn. Do đó, kê thêm một chiếc gối nữa để nâng cao đầu cũng sẽ là cách giúp giảm đau và ngủ ngon giấc hơn. Vì khi gối cao sẽ làm giảm lưu lượng máu lên đầu và làm giảm tình trạng đau nhức, khó chịu.

Chú ý: Bạn không nên kê gối quá cao vì ngủ như vậy cả đêm có thể khiến cổ vai gáy bị mỏi và làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Do đó, độ cao của gối hợp lý nhất vào khoảng 8 – 15 cm. Ngoài ra để ngủ ngon giấc hơn người bệnh nên lựa chọn gối được làm bằng chất liệu mềm mịn, êm ái.

Chườm đá lạnh

Sử dụng đá lạnh cũng là mẹo giúp giảm cơn đau nhức răng được nhiều người áp dụng. Nhiệt độ lạnh giúp mạch máu co lại đồng thời gây tê tại vị trí đau nhức nên cơn đau giảm ngay tức thì.

Chườm đá lạnh giúp giảm cảm giác đau nhức răng nhanh chóng
Chườm đá lạnh giúp giảm cảm giác đau nhức răng nhanh chóng

Cách dùng: Lấy vài viên đá bọc vào khăn sạch hoặc túi chườm rồi nhẹ nhàng di chuyển ở vùng má chứa răng đau. Mỗi ngày thực hiện cách này 2 lần, không chỉ có hiệu quả giảm đau mà còn ngăn ngừa tình trạng sưng, chảy máu răng rất tốt.

Dùng lá lốt

Lá lốt chứa thành phần chính là benzylacetat có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Chính vì vậy, khi sử dụng lá lốt thường xuyên có thể giảm triệu chứng đau răng về đêm hiệu quả.

Cách dùng: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt, rửa sạch rồi cho thêm vài hạt muối vào giã nát.
  • Lọc lấy nước cốt và dùng tăm bông chấm vào vị trí bị đau nhức răng. 
  • Nên giữ bông trong miệng khoảng 2 – 3 phút rồi súc miệng lại bằng nước muối loãng.
  • Thực hiện mỗi ngày khoảng 2 lần để kiểm soát cơn đau hiệu quả nhất.
Dùng lá lốt trị sâu răng rất tốt
Dùng lá lốt trị sâu răng rất tốt

Ngoài ra, bệnh nhân bị đau nhức răng về đêm có thể tham khảo và sử dụng các loại thảo dược có công dụng giảm đau nhức răng hiệu quả khác như: Trà xanh, lá trầu không, chanh tươi,… 

Điều trị đau nhức răng về đêm tại nha khoa

Các mẹo dân gian giúp giảm đau nhức răng nhưng không thể điều trị dứt điểm tình trạng này nếu nguyên nhân do bệnh lý. Đặc biệt khi bệnh đã nặng và có biểu hiện như: 

  • Cơn đau nhức răng vào ban đêm càng lúc càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thời gian đau răng kéo dài trên 2 ngày, áp dụng các cách giảm đau tại nhà không mang lại hiệu quả.
  • Người bệnh cảm thấy khó mở miệng hoặc đau đầu mỗi khi mở miệng.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao, có dấu hiệu bị sốt.
  • Gặp khó khăn khi thở hoặc nhai nuốt thức ăn.

Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu này, bệnh nhân cần nhanh chóng đến nha khoa để kiểm tra và điều trị. Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra phương án điều trị cho từng trường hợp cụ thể:

Điều trị sâu răng

Nếu đau nhức răng về đêm do răng sâu răng thì bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vùng bị sâu răng, sau đó tái khoáng hoặc hàn răng để điều trị. Trong trường hợp nặng hơn, có dấu hiệu sâu vào ngà và tủy răng cần tiến hành chữa tủy rồi thực hiện bọc răng sứ.  

Đối với trường hợp sâu răng cực kỳ nghiêm trọng gây mất răng và lan sang các vị trí khác thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng sâu. Sau đó áp dụng các biện pháp phục hình răng để khôi phục lại chức năng ăn nhai và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa khác.

Điều trị vùng răng bị sứt mẻ

Nếu răng bị sứt mẻ nhẹ thì biện pháp bọc răng sứ được cho là phương án khả thi nhất. Sau khi bọc răng sứ sẽ giúp phục hồi lại nguyên dạng răng gốc nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, bọc răng bằng cách này còn giúp bảo vệ chân và tủy răng bên trong trước các tác hại từ bên ngoài.

Nếu răng bị sứt mẻ nặng, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng. Sau đó tiến hành các biện pháp phục hình răng đã mất như cấy ghép Implant, trồng răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp. Các cách phụ hình răng này sẽ giúp đảm bảo thẩm mỹ và khôi phục chức năng ăn nhai cho hàm răng.

Điều trị đau răng về đêm do viêm tủy

Đau răng do viêm tủy có thể lây lan và ảnh hưởng đến dây thần kinh nên rất nguy hiểm. Ngoài ra, tủy bị viêm khiến chân răng yếu đi và rất dễ gây ra tình trạng mất răng. 

Hàm trám răng là biện pháp thường được bác sĩ chỉ định để bảo vệ chân răng
Hàm trám răng là biện pháp thường được bác sĩ chỉ định để bảo vệ chân răng

Do đó, để điều trị triệt để tình trạng này bác sĩ  sẽ tiến hành diệt tuỷ để ngăn chặn vi khuẩn lây lan. Sau đó tùy vào từng tình trạng răng cụ thể mà áp dụng biện pháp trám răng hay bọc răng sứ để phục hồi lại hình dáng, chức năng ăn nhai cho răng.

Điều trị đau nhức răng do viêm nướu

Viêm nướu lâu ngày có thể ảnh hưởng đến răng và tuỷ răng. Chính vì vậy, khi đau nhức răng về đêm do nguyên nhân này, bác sĩ cần tiến hành loại bỏ hết ổ viêm để bảo vệ an toàn cho răng. 

Cách thực hiện: Bác sĩ tiến hành lấy cao răng, sau đó làm sạch khoang miệng để loại bỏ vi khuẩn gây viêm. Nếu trường hợp bệnh nhân xuất hiện ổ viêm ở nướu cần tiến hành tiểu phẫu cắt bỏ phần lợi viêm để phục hồi lại trạng thái ban đầu và tránh lây sang vị trí khác.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đau nhức răng khiến bệnh nhân không chịu đựng được bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm gel gây tê, miếng dán giảm đau hoặc thuốc giảm đau không kê đơn. Sau khi sử dụng các loại thuốc này cơn đau sẽ suy giảm ngay tức thì, người bệnh có thể làm việc và sinh hoạt như bình thường. 

Tuy nhiên, chúng có thể gây hại cho cơ thể hoặc gây nhờn thuốc nếu lạm dụng hay không sử dụng theo chỉ dẫn. Vì vậy, bác sĩ chỉ kê đơn thuốc khi bệnh nhân thực sự cần thiết để giảm bớt cơn đau khó chịu. Còn bệnh nhân khi được chỉ định sử dụng cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ mới đạt hiệu quả cao.

Biện pháp phòng ngừa đau nhức răng vào ban đêm

Nguyên nhân khởi phát bệnh lý gây đau răng về đêm chủ yếu là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không đúng cách. Do đó, để phòng ngừa tình trạng này bạn cần chú ý:

Về ăn uống

  • Cần hạn chế sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống chứa lượng đường lớn. Vì các thực phẩm này dễ bám trên răng khiến vi khuẩn có hại phát triển nhanh chóng.
  • Nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống như nước trà, cà phê hoặc hút thuốc lá,… Vì sử dụng thường xuyên chúng cũn gây hại cho men răng, làm răng bị xỉn màu và tác động xấu tới cấu trúc men răng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công men răng và chân răng gây bệnh.
  • Nên bổ sung nhiều sữa, rau xanh, hoa quả, các loại hạt hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, canxi, magie tốt cho sức khỏe răng miệng.
  • Uống đủ nước cũng là cách giúp ngăn ngừa nguy cơ bị khô miệng dẫn đến bệnh lý nha khoa rất hiệu quả. Vì vậy, bạn nên bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày bằng cách sử dụng nước lọc hoặc nước ép hoa quả. 
Ăn nhiều rau củ hàng ngày giúp cung cấp dưỡng chất cho răng khỏe mạnh hơn
Ăn nhiều rau củ hàng ngày giúp cung cấp dưỡng chất cho răng khỏe mạnh hơn

Về sinh hoạt

  • Nên lựa chọn loại bàn chải lông mềm, có đầu tròn để thực hiện chải răng ít nhất 2 lần trong ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ.
  • Chú ý không nên lựa chọn các loại kem đánh răng có thành phần tẩy rửa mạnh mà nên chọn sản phẩm chứa fluor, canxi để phục hồi men răng đã mất và bảo vệ răng trước tác hại của vi khuẩn.
  • Nên thường xuyên dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng vào sau khi ăn xong để loại sạch thức ăn thừa trong kẽ răng. Vì thức ăn thừa sẽ tích tụ lâu ngày tạo nên môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
  • Không nên tự ý tẩy răng tại nhà, vì hành động tẩy răng có thể khiến men răng yếu đi và dễ bị vi khuẩn xâm nhập hơn. Nếu muốn loại bỏ mảng ố vào trên răng, tốt nhất bạn cần đến nha khoa uy tín để bác sĩ có chuyên môn thực hiện.
  • Bạn nên đến nha khoa để nha sĩ lấy cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ 1 lần. Khi kiểm tra răng miệng thường xuyên sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh lý nha khoa trước khi trở nên nghiêm trọng.

Đau nhức răng về đêm nếu không thực hiện phòng ngừa và điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Chính vì vậy, ngay từ hôm nay bạn nên chú ý chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bản thân.

The post Đau nhức răng về đêm có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả appeared first on Vidental Care.



source https://videntalcare.com/dau-nhuc-rang-ve-dem-2152.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Máy ảnh trong miệng: Công nghệ tiên tiến giúp nha khoa ViDental Care vượt trội

Trung Tâm ViDental Care Tiên Phong Ứng Dụng Hệ Thống Vô Trùng Đạt Chuẩn Châu Âu

Thành lập Trung tâm ViDental Care – Trung tâm nha khoa điều trị hàng đầu tại Việt Nam